Kinh nghiệm học bài và nhớ lâu môn sử
“Lịch sử cũng giống như văn học, làm bài phải có luận cứ, dẫn chứng rõ ràng. Lập niên biểu ngắn gọn, chia thành các cột thời gian, diễn biến, ý nghĩa của từng sự kiện”. Chia sẻ của cô Trịnh Thanh Thúy - Giáo viên trường THPT Trần Phú Hoàn Kiếm (Hà Nội) về kinh nghiệm học môn sử.
Kinh nghiệm học môn sử ( Ảnh minh họa) |
Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu
bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện
thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan
đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập
Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…
Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ
sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của
ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia
nhỏ hơn đó là kinh nghiệm học môn sử có thể nhớ lâu và chính xác .
Ngoài ra, để dễ nhớ các bạn nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc
thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Việc học sơ đồ tia hiệu
quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và
một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ
nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và kinh nghiệm học môn sử là chỉ viết tóm tắt nội dung
chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc
nào cũng có thể… liếc qua.
Kinh nghiệm học môn sử là sau khi học, bạn ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau.
Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó
ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà
ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện
vì dễ bị nhầm. Do đó bạn nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà
mình biết. Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì
nên liên tưởng đến.
Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, theo kinh nghiệm học môn sử của nhiều người thì nên bỏ
qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt. Đừng tham quá nhiều chi tiết. Học
sử đôi khi cũng phải học cả cách quên đấy bạn ạ.
So sánh để nắm vững kiến thức
Theo cô Thúy, Lịch sử là môn học có nhiều sự kiện, nhiều chi tiết, vì vậy thí sinh lưu ý gạch ra từng luận điểm và lập dàn bài cho từng câu hỏi cụ thể. Để ôn đúng trọng tâm thì bản thân thí sinh phải phân biệt được sự khác nhau giữa từng chiến dịch. Địa điểm, thời gian, diễn ra chiến dịch. Nên có sự so sánh giữa các chiến dịch, ý nghĩa của chiến dịch đó tạo ra bước ngoặt gì sau khi kết thúc.
Mỗi năm, đề thi thường ra nhiều dạng khác nhau, không năm nào trùng với năm nào. Nhưng không vì thế mà thí sinh bỏ qua những câu hỏi đã thi năm trước. Có thể vẫn là chiến dịch đó nhưng đề thi sẽ chuyển hóa sang dạng câu hỏi liên hệ, so sánh giữa các chiến dịch. Vì vậy, thí sinh không nên học tủ, học lệch, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả thi.
Môn Sử cũng cần lập luận sắc bén, thông tin chính xác. Quá trình làm bài Sử cũng như một bài văn, nên có mở bài, thân bài và kết bài. Cần có luận cứ, luận điểm rõ ràng. Trình bày hết luận điểm này mới tiếp tục triển khai ý mới. Tốt nhất, thí sinh nên xuống dòng mỗi khi hết ý. Những từ khóa quan trọng như “diễn biến”, “ý nghĩa”, “nguyên nhân”… sẽ giúp cho thí sinh đi đúng hướng, không bị lạc đề. Kinh nghiệm học bài và nhớ lâu môn sử, thí sinh có thể tìm kiếm, đọc những câu chuyện liên quan đến sự kiện đó.
“Ngoài ra, bên cạnh việc học trong lớp cần biết tìm tòi thêm thông tin trong các sách sử, internet...”, cô Thúy nhấn mạnh.
Cách “vô hiệu hóa” số liệu
Một trong những điều khiến thí sinh “dè chừng” môn Sử đó là có quá nhiều sự kiện và các con số khó nhớ. Việc học thuộc lòng chắc chắn không phải là phương pháp hay. Bước vào phòng thi, nếu thí sinh căng thẳng, quên một sự kiện có thể nhầm lẫn hàng loạt với sự kiện khác. Kinh nghiệm học môn sử là để làm tốt môn này, thí sinh có thể lập niên biểu ngắn gọn, chia thành các cột thời gian, sự kiện, nội dung. Việc lập bảng giúp thí sinh hệ thống hóa được khối lượng kiến thức nhanh và ngắn nhất.
Trên lớp, thí sinh phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép khoa học. Tập trung ghi những ý cơ bản, nội dung chính của vấn đề. Về nhà, cần ôn lại kiến thức để nhớ lâu hơn, có thể so sánh, liên hệ với thực tế.
Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài vạch ra xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ... Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Có thể ghi mỗi bài ra từng tờ giấy riêng rồi sau đó tập hợp lại.
Thí sinh có thể gắn các tờ giấy ghi sự kiện lên chỗ nào dễ nhìn thấy nhất. Điều này sẽ giúp thí sinh ghi nhớ lâu nhất và tự nhiên nhất”, cô Thúy chia sẻ thêm kinh nghiệm học môn sử.
Phương pháp sử dụng bản đồ Atlat để ghi điểm môn địa
-----------------------------------------------------------------------------------
NẾU BẠN QUAN TÂM ĐẾN TRƯỜNG THPT DIÊN HỒNG
Hãy điền thông tin vào đây, chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn ngay!